Cách truyền lên Trợ_giúp:Tải_tập_tin_lên

Để truyền được hình ảnh lên (upload image), bạn cần phải Đăng nhập. Sau đó nhấn vào nút Tải tập tin lên ở thanh bên trái rồi làm theo các bước hướng dẫn.

Chú ý: hình bạn truyền vào không được vi phạm bản quyền. Nếu bạn chưa quen, xin đọc hướng dẫn về bản quyền hình ảnh tại Wikipedia:Quyền về hình ảnh. Nếu bạn ấn vào nút "Tải lên tập tin không tự do" tại trình tải lên, bạn cần phải điền các thông tin như tập tin của bạn và miêu tả tập tin, sau đó chọn giấy phép tại thanh lựa chọn Cung cấp thông tin nguồn và bản quyền và ghi tất cả các thông tin vào ô hướng dẫn phù hợp cho hình ảnh và thông tin giải thích tại sao. Thiếu các thông tin này, tập tin có thể bị xóa bất cứ lúc nào không cần báo trước.

Nếu bạn tải lên một tập tin tự do trên Wikimedia Commons, thì bạn được hoan nghênh đóng góp tác phẩm của chính bạn.

Nếu bạn tải lên một hình không tự do, thì hình của bạn cần phải có độ phân giải thấp nhằm đáp quy định về nội dung không tự do của Wikipedia và luật bản quyền của Hoa Kỳ. Nhỏ tức là bạn lấy chiều ngang nhân chiều cao sao cho phải ra được một con số nhỏ hơn 200.000. Để giảm độ phân giải, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của LRBot (đọc hướng dẫn sử dụng tại trang thành viên của bot) hoặc tự làm bằng tay. Làm bằng tay tức là bạn search Google "resize image" rồi vào các trang web đó để giảm độ phân giải của hình ảnh. Nếu bạn không muốn giảm độ phân giải của hình ảnh vì một số lý do làm hỏng các chi tiết của hình, thì bạn vẫn phải thiết lập độ phân giải thủ công của hình ảnh để đạt mức nhỏ nhất có thể mà không làm hỏng nội dung cần truyền đạt của hình và đặt bản mẫu {{non-free no reduce}} vào trang mô tả của hình ảnh sau khi tải lên. Việc sử dụng bẩn mẫu này và kích thước tối đa của hình ảnh phải phù hợp với tiêu chuẩn nội dung không tự do của Wikipedia.

Chúng ta cũng nên quay lại trang mô tả hình hay tập tin sau khi đã truyền lên, để theo dõi nó. Ví dụ như thêm thông tin mô tả tập tin để người khác hiểu và dùng lại nó ở bài viết hay cho các mục đích khác.